Đất trồng cây hàng năm có được xây nhà không?

Đất trồng cây hàng năm có được xây nhà không?
Ngày đăng: 18/09/2021 10:20 AM

Pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng, không phải loại đất nào cũng được xây dựng nhà ở. Vậy đất trồng cây hàng năm có được xây nhà không? Quy định chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với đất trồng cây hàng năm như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết ngay sau đây để tìm được câu trả lời nhé.

1/ Khái niệm đất trồng cây hàng năm

Căn cứ theo Phụ lục số 01 Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một (01) năm; kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá năm (05) năm và trường hợp trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.

Đất trồng cây hàng năm có được xây nhà không 1

Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quy định tại Điều 129 Luật đất đai 2013 như sau:

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.

2/ Đất trồng cây hàng năm có được xây nhà không?

Căn cứ theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013, đất trồng cây hàng năm muốn chuyển đổi lên thổ cư (đất ở và có thể xây dựng công trình nhà ở) thì phải xin phép cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Đối với đất trồng lúa, Nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp. Trường hợp cần thiết phải chuyển một phần diện tích đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa. Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao. Do đó, trường hợp đất trồng lúa (thuộc đất trồng cây hàng năm) chuyển sang đất thổ cư hiện nay cũng có phần nào hạn chế hơn. Vì nền nông nghiệp lúa nước truyền thống lâu đời ở nước ta vẫn đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.

Người sử dụng đất trồng lúa có trách nhiệm cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất. Không được chuyển sang đất trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối và vào mục đích phi nông nghiệp nếu không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.

>>> Nên xem: Đất trồng lúa có lên thổ cư được không? Đất Nông Nghiệp Là Gì ?

Bán đất nông nghiệp

3/ Quy định chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất thổ cư

- Căn cứ chuyển mục đích sử dụng đất

Điều 52 Luật đất đai 2013 quy định về Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:

- Trình tự, thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị và điền đầy đủ hồ sơ, người sử dụng đất tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Khi nhận được hồ sơ từ người sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất, cơ quan thẩm quyền sẽ kiểm tra, xác thực tính pháp lý của toàn bộ hồ sơ. Nếu có thiếu sót thì họ sẽ thông báo đến người nộp để tiến hành bổ sung đầy đủ. Tiếp theo đó là người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình. Lưu ý về thời hạn thực hiện để không làm chậm tiến độ xử lý hồ sơ.

Bước 4: Trả kết quả

Căn cứ theo Nghị định 01/2017/NĐ-CP về Thời gian thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:

4/ Xây nhà trên đất trồng cây hàng năm có bị xử lý không?

Như đã đề cập ở phần trước đó, để xây nhà trên đất trồng cây hàng năm thì người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục xin chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở. Nếu không, đây được xem là hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai. Về mức xử phạt được quy định cụ thể trong Nghị định 102/2014/NĐ-CP.

Lấy ví dụ cụ thể được quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định này về việc Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (ở đây là đất thổ cư và xây dựng công trình nhà ở) không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị:

Ngoài ra, các quy định về chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất trồng cây lâu năm, quy định về chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối người sử dụng đất nên tham khảo thêm tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP.

Bên cạnh đó có phải bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

Tổng kết

Như vậy, qua bài viết trên bạn có thể trả lời được câu hỏi đất trồng cây hàng năm có được xây nhà không ? theo đúng quy định của pháp luật đất đai hiện hành. Tuy nhiên, điểm lưu ý đặc biệt chính là cá nhân, hộ gia đình muốn xây nhà, công trình khác trên đất trồng cây hàng năm phải thực hiện thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Trước khi thực hiện thủ tục nên xem bản đồ quy hoạch ở địa phương mình và tra cứu quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp về khả năng lên thổ cư để không mất thời gian “vô ích”. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai đều sẽ bị xử lý theo quy định đã ban hành. Pháp luật đã quy định rõ ràng thì chúng ta cần phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình.

Xem thêm:

  • Quy định chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở (mới nhất)
  • Đất trồng cây hàng năm khác đất trồng cây lâu năm như thế nào?
  • Đất trồng cây hàng năm hết hạn sử dụng nên làm gì?
Bài viết khác:
Youtube
Zalo
Hotline
news-news/news_detail